Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Hiểu về đột quỵ để có biện pháp điều trị và phòng bệnh đúng cách

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Thời gian phát hiện đột quỵ càng sớm và có biện pháp cấp cứu kịp thời sẽ cứu sống được bệnh nhân, tránh được những di chứng nặng nề. Nhưng rất nhiều người không hiểu biết về căn bệnh này và nhầm lẫn sang các bệnh lý thông thường như cảm và xử lý theo các cách dân gian, vô tình khiến bệnh trầm trọng hơn.

1. Không cạo gió khi bị đột quỵ
Nhiều người thường nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió vì bệnh có biểu hiện tương tự nhau: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, xây xẩm... Trúng gió hay cảm mạo là từ dùng để chỉ một người đột nhiên cảm lạnh, mệt mỏi, chóng mặt khi thời tiết thay đổi. Còn đột quỵ là do máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch). Nhồi máu não có thể do tắc mạch não hoặc nghẽn mạch não gây ra. Còn chảy máu não là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch máu vào nhu mô não hoặc các tổ chức xung quanh.
Như vậy đột quỵ khác hoàn toàn trúng gió, bệnh có nguy cơ tử vong cao. Theo khuyến cáo của PGS-TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học thành phố Hồ Chí Minh: Khi người nhà có dấu hiệu đột quỵ, tuyệt đối người thân không được cạo gió, di chuyển, xoa dầu cao dễ khiến tình trạng chảy máu não trầm trọng hơn. Lúc này nên đặt người bệnh nằm nghỉ, giữ thăng bằng, nhanh chóng đưa người nhà đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời.
Không cạo gió khi bị đột quỵ

2. Có nên chích 10 đầu ngón tay khi bị đột quỵ 
Rất nhiều các bài viết chia sẻ khi bị đột quỵ dùng kim chích 10 đầu ngón tay cho máu chảy ra sẽ giúp bệnh nhân tỉnh lại. Thực sự phương pháp này có đem lại hiệu quả?
Theo ý kiến của các chuyên gia thì thông tin này không có cơ sở khoa học. Bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, phó khoa bệnh lý mạch máu Bệnh viện Nhân Dân 115, cho biết, khi có người thân bị đột quỵ mà thực hiện sơ cứu như vậy là vô tình lấy mất đi “thời gian vàng” trong điều trị bệnh đột quỵ. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân được tính từ khi các triệu chứng của bệnh bắt đầu kéo dài đến 3 giờ. Sau thời gian này việc cứu chữa cho người bệnh trở nên rất khó khăn, các di chứng phục hồi chậm và nguy cơ tử vong tăng. Trung bình có khoảng gần 2 triệu tế bào não của người bệnh sẽ chết đi khi bị tổn thương. Do vậy đưa bệnh nhân sớm đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên môn điều trị sớm là tốt nhất.

3. Đột quỵ có phải bệnh lý không thể phòng ngừa
Suy nghĩ đột quỵ là không thể phòng ngừa, đột quỵ là chết vẫn tồn tại phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người. Vì mọi người thấy bệnh đột quỵ xảy ra quá đột ngột, không ai biết trước tình trạng bệnh trước đó, vậy làm sao phòng được bệnh.
Thế nhưng, theo PGS.TS.BS CK 2 Nguyễn Văn Liệu, Phó Chủ nhiệm khoa Thần kinh, bệnh viện Bạch Mai, mặc dù diễn tiến đột ngột, nhưng kì thực đột quỵ là kết quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và dự phòng sớm. Trong đó, yếu tố như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông, thiếu máu não, căng thẳng quá mức, tiểu đường… là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Muốn phòng đột quỵ cần kiểm soát tốt các yếu tố gây bệnh, từ thay đổi lối sống khoa học, chế độ ăn uống hợp lí, thể dục phù hợp, kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp chúng ta kiểm soát tốt sức khỏe của mình.
Hiện nay trên thị trường lưu thông sản phẩm chứa enzyme Nattokinase có nguồn gốc tự nhiên, giúp hỗ trợ phòng và điều trị đột quỵ an toàn-hiệu quả. Nattokinase có trong Nattospes được các bác sĩ chuyên khoa đột quỵ tại bệnh viện hàng đầu Việt Nam, tin tưởng khuyên mọi người sử dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là sản phẩm có những nghiên cứu cụ thể tại bệnh viện 108, 103 và Bạch Mai. Kết quả chỉ rõ Nattospes khi kết hợp với phác đồ điều trị tại bệnh viện đã giúp bệnh nhân đột quỵ phục hồi tốt hơn, các di chứng cải thiện và người bệnh sớm trở lại sinh hoạt hòa đồng với cuộc sống. Theo dõi clip sau để thấy rõ tác dụng của Nattospes với đột quỵ:
Hoa Thúy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét