Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Sai lầm thường gặp khi sơ cứu vận chuyển người bị tai biến

Ngay sau khi phát hiện ra người bị tai biến cần nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện sớm để được cấp cứu kịp thời. Nhưng trong giai đoạn này, rất nhiều trường hợp không có kinh nghiệm cũng như hiểu biết về căn bệnh, dẫn đến sơ cứu hay di chuyển bệnh nhân sai cách khiến tình trạng của người bệnh trở nên nặng hơn. Việc cần làm là giúp bệnh nhân giữ thăng bằng trong tư thế nằm và di chuyển đến bệnh viện thì nhiều người đặt bệnh nhân ở tư thế cúi hay ngửa cổ ra sau trong thời gian di chuyển khiến tổn thương tủy dẫn đến liệt.

Sơ cứu vận chuyển người bị tai biến mạch máu não sai cách khiến bệnh trầm trọng hơn 
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, thông thường khi trong gia đình có người bị tai biến, người thân rất bối rối và lúng túng trong cách xử trí ban đầu, đặc biệt là vấn đề di chuyển đến bệnh viện để cấp cứu. Có trường hợp do người thân không biết xử trí, di chuyển nạn nhân không đúng cách đã vô tình gây nên các chấn thương vùng đầu, cột sống cổ, tứ chi hoặc làm nặng thêm tổn thương sẵn có.
Các bác sĩ Khoa Ngoại Thần kinh thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân cấp cứu do tai biến được di chuyển không đúng cách dẫn đến thương tật đáng tiếc.
Bác sĩ Tuấn chia sẻ về trường hợp gần đây: Một bệnh nhân nữ 65 tuổi, sinh sống tại Hồ Chí Minh, có tiền sử thoái hóa đốt sống cổ. Buổi sáng ngủ dậy cả nhà phát hiện bà trong trạng thái mê man, không nhận biết được sự việc xung quanh. Cả nhà đưa bà đến bệnh viện, được bác sĩ thông báo bà bị liệt, qua thăm khám, chụp CT kết quả cho thấy bà bị xuất huyết não. Sau khi chụp MRI cột sống cổ thì phát hiện có tổn thương tủy cổ. Bác sĩ đã hỏi rõ người nhà việc cấp cứu và di chuyển bệnh nhân sau khi phát hiện bà bất tỉnh được biết: người nhà bế bà nhưng không giữ cố định cổ và đầu mà để tự do cho đầu di chuyển qua lại khi chạy. Tình trạng này khiến tổn thương cổ tủy cổ dẫn đến bà bị liệt tứ chi.
Trường hợp bệnh nhân khác là nam giới hơn 40 tuổi cũng sống tại thành phố Hồ Chí Minh, người nhà phát hiện ra anh ngã trong nhà tắm và ngay lập tức được bế đưa đến viện cấp cứu. Nhưng trong lúc quá vội vàng đã không nhờ sự trợ giúp của mọi người, sức nặng của bệnh nhân và nền nhà trơn khiến người bế trượt chân ngã khiến cả người bệnh và người bế bị thương. Qua thăm khám bác sĩ cho biết người bệnh bị tai biến kèm chấn thương sọ não và cả nhồi máu não.
Sơ cứu sai cách có thể khiến người bị tai biến gặp nguy kịch 
Sơ cứu đúng cách người sau tai biến giúp giảm nguy kịch cho người bệnh
Các bác sĩ chuyên khoa đột quỵ (tai biến mạch máu não) khuyến cáo: cần di chuyển người bệnh đúng cách để tránh tình trạng bệnh nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn.
Hầu hết những trường hợp sơ cứu cho người tai biến sai cách do chưa có hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm này. Việc thiếu kiến thức dẫn đến không biết cách làm thế nào cho đúng và giảm thiểu nguy hiểm cho bệnh nhân, nôn nóng, vội vã, hấp tấp, hoảng sợ là tâm lí chung của người thân khi phát hiện ra người nhà bị tai biến. Do đó việc đầu tiên là cần bình tĩnh, giữ thăng bằng và cố định đầu trong quá trình di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Di chuyển người tai biến cần chú ý: đảm bảo chức năng thở và tim đập bình thường, cố định các bộ phận có tổn thương, vận chuyển nhanh nhất có thể, nên để bệnh nhân nằm cố định trong khi di chuyển là tốt nhất nếu gọi được 115 cấp cứu sớm là tốt nhất.
Cách vận chuyển đúng sẽ giúp giảm nguy hiểm cho người bệnh, giúp việc điều trị được tiến hành nhanh nhất. Đây là khâu quan trọng trong xử lý khi phát hiện người bị tai biến.
Việc điều trị phục hồi và phòng tai biến tái phát sau đó cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chú ý chế độ ăn đủ dinh dưỡng, thức ăn lỏng, dễ tiêu, dễ hấp thu, ăn nhạt, kiểm soát tốt các nguyên nhân dẫn đến tai biến như: tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, bệnh lí tim mạch.
Hiện nay người bệnh và bác sĩ tin tưởng lựa chọn Nattospes giúp hỗ trợ điều trị phục hồi di chứng sau tai biến và phòng bệnh tái phát. Nattospes giúp ổn định huyết áp, làm tan cục máu đông, tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện và ngăn chặn xơ vữa động mạch, nâng cao sức khỏe… Thực phẩm chức năng Nattospes được nghiên cứu bởi các giáo sư và cộng sự tại khoa đột quỵ của bệnh viện hàng đầu Việt Nam như bệnh viện 108, 103, Bạch Mai. Hơn 10 năm qua có mặt trên thị trường Việt Nam được người tiêu dùng tin tưởng bình chọn “sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”. PGS.TS Nguyễn Minh Hiện nói rõ hơn về Nattospes qua kết quả nghiên cứu thu được:
Phương Châu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét