Đột
quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy
nhiên căn bệnh này ngày càng trẻ hóa do lối sống hiện đại gây ra. Đột quỵ não
là căn bệnh nguy hiểm, dễ xảy ra khi thời tiết quá lạnh. Chính vì vậy, những
người có nguy cơ bị đột quỵ thường lo ngại khi trời trở đông. Cùng tìm hiểu tại sao căn bệnh này thường tiến triển
mạnh vào mùa đông?, biện pháp phòng tránh căn bệnh này khi thời tiết trở lạnh.
Tại
sao đột quỵ não thường xảy ra vào mùa đông
Theo thống kê, số bệnh
nhân bị đột quỵ có nguy cơ tăng lên vào mùa đông cao hơn các mùa khác 15%. Lí
giải cho tình trạng này là mùa đông khiến huyết áp dễ cao hơn. Khi huyết áp
tăng, tim mạch cũng bị ảnh hưởng, thường là suy tim, do đó nguy cơ đột quỵ cũng
cao hơn.
Khi trời lạnh, cơ thể
tăng tiết catecholamine
trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên. Tình trạng dòng máu bị đẩy đến các khu
vực khác, chu kì lặp đi lặp lại gây giãn mạch thụ động ở các mạch tại não,
phổi… Do đó dễ gây biến chứng đứt mạch não hoặc phù phổi cấp.
Đột quỵ gia tăng khi trời lạnh
Thời tiết lạnh cũng dễ làm tăng độ nhớt của máu, nguy cơ bệnh mạch
vành tăng, nhất là người cao tuổi do sức chịu đựng yếu, miễn dịch kém, mạch máu
giảm tính đàn hồi trở nên xơ cứng. Máu trở lên quánh hơn, ở người cao tuổi
enzyme plasmin (enzyme tiêu sợi huyết) giảm, do đó lòng mạch bị thu hẹp, lượng
máu đến não giảm. Với người cao huyết áp, động mạch xơ vữa, cộng với các yếu tố
trên khiến tuần hoàn máu ảnh hưởng. Động mạch đưa máu lên não tắc nghẽn, não
thiếu oxy và dinh dưỡng dẫn đến đột quỵ. Cũng theo các nhà khoa học tại trung
tâm y tế Cleveland (Mỹ), sự thay đổi lớn về nhiệt độ, từ ấm sang lạnh, làm tăng
huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dễ dẫn tới
tình trạng phình động mạch chủ, gây đột quỵ.
Một yếu tố nữa là trời lạnh mùa đông khiến lượng tiêu thụ rượu
nhiều hơn, rượu làm tăng huyết áp, cộng với tình trạng hút thuốc lá tăng… Các
yếu tố này đều gia tăng nguy cơ đột quỵ.
Phòng đột quỵ vào mùa đông thế
nào?
Mọi người cần cảnh giác với căn bệnh này vào mùa đông, đặc biệt là
người cao tuổi. Nên giữ ấm cơ thể, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, tránh gió
lùa nơi phòng ngủ.
Cần có chế độ ăn đảm bảo như nhiều rau xanh, thực phẩm đảm bảo
giàu chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất, uống đủ nước, hạn chế sử dụng rượu
bia, không hút thuốc lá.
Buổi sáng trời rất lạnh, chính vì vậy khi dậy tập thể dục nên dậy
từ từ, ngồi trên giường xoa bóp chân tay, xuống giường mặc áo ấm và ăn nhẹ, sau
đó có thể ra ngoài thể dục.
Bên cạnh đó, người mắc những bệnh mãn tính cần kiểm soát tốt các nguy cơ
như huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường, stress, giữ cân nặng hợp lý, tập luyện thể
dục thể thao thường xuyên.
Hiện nay để chủ động phòng ngừa đột quỵ, ngoài các yếu tố về ăn uống,
sinh hoạt, bảo vệ cơ thể… Các chuyên gia sức khỏe khuyên bổ sung enzyme
Nattokinase hàng ngày giúp ổn định huyết áp, phòng và cải thiện xơ vữa động mạch,
làm tan cục máu đông, tăng cường sức khỏe, do đó phòng và hỗ trợ điều trị đột quỵ hiệu quả.
Tại Việt Nam enzyme Nattokinase có dạng đóng gói viên nang rất dễ dàng sử
dụng có tên Nattospes. Nattospes lưu hành trên thị trường hơn 10 năm qua và đã
khẳng định được uy tín của nó qua các nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện 108,
103, Bạch Mai với người đột quỵ cho kết quả rất tốt. Hàng năm sản phẩm luôn được
người tiêu dùng bình chọn “Top 100 sản phẩm có dịch vụ tốt nhất cho gia đình trẻ
em” “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng”… Sử dụng Nattospes được coi là biện
pháp phòng ngừa đột quỵ an toàn, hiệu quả.
PGS Nguyễn Minh Hiện sẽ nói rõ hơn về tác dụng của Nattospes qua nghiên
cứu của ông và cộng sự thực hiện tại khoa đột quỵ bệnh viện 103.
Ngọc Điệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét